Mặt bích là gì?>>> Trong ngành nước, muốn nối các ống nước size lớn lại với nhau cần dùng đến các loại khớp nối mềm, mối nối. Còn giữa các đường ống nhỏ hơn thì đã có tê, co, cút. Thế nhưng, khi lắp đặt vật tư ngành nước như đồng hồ nước, các loại van công nghiệp, máy bơm nước, … size từ DN50 trở lên vào đường ống thì mặt bích chính là phụ kiện phù hợp hơn cả.
Vậy mặt bích là gì, có sự liên quan gì giữa vật tư ngành nước với đường ống? Nếu dùng thì chọn loại mặt bích nào cho nhu cầu sử dụng của bạn. Hãy theo dõi tiếp nội dung mà Công ty Hakura chia sẻ dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
- 1 Khái niệm mặt bích là gì?
- 2 Mặt bích có cấu tạo như thế nào?
- 3 Ứng dụng của mặt bích trong công nghiệp
- 4 Các loại mặt bích được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
- 4.1 Phân loại mặt bích theo vật liệu:
- 4.2 Phân loại mặt bích theo tiêu chuẩn lắp đặt:
- 4.3 Phân loại mặt bích theo mục đích sử dụng:
- 4.3.1 – Mặt bích rỗng:
- 4.3.2 – Mặt bích mù – BLIND FLANGE (BF):
- 4.3.3 – Mặt bích ren – THREADED FLANGE (TF):
- 4.3.4 – Mặt bích hàn cổ – WELDING NECK FLANGE (WN):
- 4.3.5 – Mặt bích hàn bọc đúc – SOCKET WELD FLANGE (SW):
- 4.3.6 – Mặt bích hàn trượt – SLIP-ON FLANGE (SO):
- 4.3.7 – Mặt bích lỏng – LAP JOINT FLANGE (LJ):
- 5 Các loại mặt bích giá tốt tại Hakura
Khái niệm mặt bích là gì?
Mặt bích là một khối thép, inox tròn (vuông), tiết diện dẹt được gia công chế tạo từ phôi thép hoặc phôi inox đặc bên trong nên khi cầm khá nặng tay. Ngoài ra còn có nhiều loại mặt bích được làm từ nhựa, gang và các vật liệu khác.
Mặt bích là phụ kiện đường ống rất quen thuộc trong các công trình, dự án lắp đặt vật tư. Là thiết bị nối giữa vật tư – vật tư, vật tư – đường ống thông qua các lỗ bắt bu lông xung quanh rìa thân mặt bích để tạo thành hệ thống đường ống hoàn chỉnh trong các nhà máy, xí nghiệp, công trình, dân dụng.
Các bài viết tương tự được nhiều khách hàng quan tâm:
Mặt bích có cấu tạo như thế nào?
Ứng dụng của mặt bích trong công nghiệp
Vì những đặc điểm dễ dàng lắp đặt, vận hành, điều chỉnh và bảo dưỡng nên mặt bích được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp: đường ống cấp thoát nước, xí nghiệp, nhà máy, công trình xây dựng tòa nhà cao tầng, lĩnh vực dầu khí, hóa chất, khí nén, …
Các loại mặt bích được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Mặt bích không chỉ có một loại duy nhất mà có rất nhiều loại khác nhau như những vật tư ngành nước khác. Người ta phân loại mặt bích dựa theo các tiêu chí như: vật liệu, tiêu chuẩn lắp đặt, áp lực đường ống, mục đích sử dụng, … Cụ thể từng cách phân loại như sau:
Phân loại mặt bích theo vật liệu:
– Mặt bích thép: loại mặt bích phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng hấu hết trong mọi lĩnh vực công nghiệp.
– Mặt bích inox: loại mặt bích được sử dụng không phổ biến bằng. Lắp đặt trong các môi trường nhiệt độ cao và chịu ăn mòn hóa học tốt như axit, hóa chất, …
– Mặt bích nhựa: kém phổ biến hơn hẳn 2 loại trên. Sử dụng với các đường ống cấp nước sạch hoặc hóa chất ăn mòn không cao, môi trường nhiễm mặn, phèn.
– Mặt bích đồng, gang và một số các mặt bích gia công từ vật liệu khác ít được sử dụng, chỉ trong những trường hợp riêng biệt.
Phân loại mặt bích theo tiêu chuẩn lắp đặt:
Tiêu chuẩn mặt bích rất quan trọng trong quá trình chọn mua, lắp đặt đường ống bởi mỗi tiêu chuẩn sẽ có những tiêu chí, kích thước cấu tạo, vận hành, môi trường làm việc khác nhau. Nếu bạn chọn mua mặt bích đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu sẽ không thể lắp vừa đường ống tiêu chuẩn của Đức.
Mặt bích cũng giống như đường ống, được phân loại theo những tiêu chuẩn sau:
– Bích tiêu chuẩn BS của Anh:
Mặt bích BS 4504, BS 6735, BS PN10, BS PN16, BS PN40 …
– Bích tiêu chuẩn JIS của Nhật:
Mặt bích JIS 5k, jis 10k, jis 16k, jis 20k
– Bích tiêu chuẩn DIN của Đức:
DIN 2502 / DIN 2503 / DIN 2527
DIN 2565 / DIN 2566
DIN 2573 / DIN 2576
DIN 2627 / DIN 2628 / DIN 2629
DIN 2630 / DIN 2631 / DIN 2632
DIN 2633 / DIN 2634 / DIN 2635
DIN 2636 / DIN 2637 / DIN 2638
– Bích tiêu chuẩn ANSI của Mỹ:
Mặt bích Ansi class 150, ansi class 300, ansi 600, ansi 900, ansi 1500, ansi 2500 …
Phân loại mặt bích theo mục đích sử dụng:
Trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, việc sử dụng đường ống sao cho phù hợp, vận hành đúng kỹ thuật cũng rất khác nhau. Do đó ứng với mỗi mục đích sử dụng thì lại cần đến loại mặt bích phù hợp.
– Mặt bích rỗng:
Là tên gọi của mặt bích có lỗ hổng tròn ở giữa, có nhiệm vụ để kết nối các đường ống với vật tư ngành nước.
– Mặt bích mù – BLIND FLANGE (BF):
Là tên gọi của mặt bích không có lỗ ở giữa, sử dụng để bịt chặn tạm thời các đầu ống, có thể tháo lắp dễ dàng.
– Mặt bích ren – THREADED FLANGE (TF):
Là tên gọi của mặt bích có lỗ ren ở giữa, kết nối các đường ống nhỏ bằng cách xoáy ren.
Mặt bích ren được dùng trong trường hợp thực hiện việc hàn nối mặt bích không khả thi, dễ cháy, gãy đứt mối nối. Do đó ghép ren gia công dễ dàng và hiệu quả hơn cả.
– Mặt bích hàn cổ – WELDING NECK FLANGE (WN):
Là tên gọi của mặt bích rỗng nhưng được gia công chế tạo thêm phần cổ bằng cách rèn, nên không dày bằng mặt bích cùng size nhưng lại khá chắc chắn (hình bên dưới). Cổ này sẽ được hàn vát mép vào đầu ống nên chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt có sử dụng công nghệ siêu âm, chụp chiếu kiểm tra chất lượng hỗ trợ.
Bởi vậy, với những hệ thống đường ống chịu áp lực lớn, áp suất cao thì chọn lựa mặt bích hàn cổ là đáng tin cậy và hiệu quả nhất.
– Mặt bích hàn bọc đúc – SOCKET WELD FLANGE (SW):
Là tên gọi của mặt bích có mối ghép hàn nhô lên ở một phía, phía còn lại có bọc đúc chặn đường ống. Vị trí này được gắn kết với những đường ống có size nhỏ nhưng áp lực lớn. Do vậy, ống được đưa vào nằm sâu bên trong mặt bích rồi rút từ từ cách phần bọc đúc khoảng 1/16”. Mối hàn điền đầy tiếp xúc bên ngoài giữa mặt bích với thân ống.
Lưu ý: Mặt bích hàn bọc đúc chỉ được hàn trực tiếp với đường ống chứ không được sử dụng cho phụ kiện fitting.
– Mặt bích hàn trượt – SLIP-ON FLANGE (SO):
Là tên gọi của mặt bích hàn bọc đúc nhưng không có bọc đúc và đường kính trong mặt bích lớn hơn đường kính ống một chút nhằm trượt dễ dàng trên ống.
Ngoài ra, mặt bích hàn trượt gắn kết với đường ống cũng khác so với mặt bích hàn bọc đúc là hàn cả mặt ngoài và mặt trong mặt bích:
+ Với mối hàn điền đầy mặt ngoài thì thực hiện giống như cách làm mối hàn của mặt bích hàn bọc đúc.
+ Với mối hàn điền đầy mặt trong được thực hiện giữa phần tiếp xúc bên trong mặt bích với đầu ống. Trong quá trình đưa ống vào cần hết sức lưu ý tránh hàn bề mặt ống quá sát với đường kính trong của mặt bích vì dễ làm mặt bích bị hỏng. Bạn cần tạo khoảng cách vừa đủ giữa chúng theo công thức độ dày thành ống cộng thêm khoảng 3mm.
Lưu ý thêm là mặt bích hàn trượt cũng không được sử dụng để hàn gắn trực tiếp với phụ kiện fitting.
– Mặt bích lỏng – LAP JOINT FLANGE (LJ):
Là tên gọi của mặt bích sử dụng kèm 1 đoạn ống ngắn Stub End hỗ trợ. Đoạn ống này được hàn trực tiếp với đầu ống và được giữ cố định bởi mặt bích. Do cấu tạo như vậy nên mặt bích lỏng chỉ được gắn kết với đường ống ngắn có áp thấp không quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí vận hành, lắp ráp.
Bù lại, mặt bích lỏng có một số ưu điểm sau:
+ Giống mặt bích hàn trượt ở điểm có thể trượt trên đường ống, xoay quanh ống ngắn Stub End.
+ Stub End được gia công chế tạo vật liệu chống ăn mòn. Còn mặt bích gia công từ thép carbon chi phí rẻ do không tiếp xúc trực tiếp với lưu chất nên khá nhẹ, dễ vận hành.
+ Mặt bích lỏng đầy đủ các size hơn các loại mặt bích đã liệt kê trên và tái sử dụng nhiều lần.
Như vậy có thể khẳng định rằng mặt bích là một trong những phụ kiện đường ống có vai trò rất quan trọng trong việc lắp ráp, vận hành các hệ thống đường ống trong mọi lĩnh vực đời sống.
Công ty Hakura chúng tôi chuyên nhận gia công mặt bích theo mọi yêu cầu bản vẽ kỹ thuật; theo các tiêu chuẩn jis, ansi, din, bs và mọi vật liệu thông dụng như thép, inox, gang, nhựa, …
Hãy đặt hàng mua ngay các loại mặt bích chất lượng, giá rẻ tại Hakura. Chúng tôi luôn sẵn hàng số lượng lớn mặt bích trong kho. Chỉ cần gọi đến 0986.746.346, còn lại tất cả đã có Hakura lo, hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của Quý vị.