Quá trình vận hành hoạt động trong nhà máy hay hệ thống các phân xưởng thì việc đo lường áp suất các khu vực lò hơi, áp suất của dầu, khí nén là phần công việc quan trọng không thể thiếu. Chúng góp phần đảm bảo quá trình hoạt động bình thường của các máy móc thiết bị khác. Nếu đồng hồ đo áp suất được dùng để kiểm tra, đọc ngay tại chỗ thì cảm biến áp suất là thiết bị truyền các tín hiệu điện để giám sát các thiết bị khác.

Do vậy, để cảm biến có thể hoạt động hiệu quả cần nắm được cách lắp đặt cảm biến cũng như nguyên lý hoạt động của cảm biến sensor để thiết bị không gặp các sự cố ảnh hưởng đến hệ thống đường ống. Cách cảm biến làm việc được hiểu như sau:
Cảm biến áp suất hay còn gọi là cảm biến áp lực, sensor áp lực là thiết bị điện tử có chức năng chuyển đổi các tín hiệu áp suất của khí nén, hơi nước, chất lỏng thành tín hiệu điều khiển. Tín hiệu này sau đó được truyền đến các thiết bị nhằm mục đích giám sát sự hoạt động của các thiết bị đó. Nó có thể dùng để đo gián tiếp các biến khác nhau như lưu lượng chất lỏng, khí, mực nước, độ cao hay tốc độ.
Cảm biến áp suất khí có thể thay đổi rất nhiều trong công nghệ, hiệu suất, thiết kế, tính phù hợp và chi phí. Ngoài ra có loại cảm biến được thiết kế để đo lường một chế độ thụ động để thu được các thay đổi tốc độ cao trong áp lực. Ví dụ như đo áp suất đốt trong xi lanh động cơ hoặc tuabin khí.
Cảm biến áp suất Omron E8AA
- - Nhiệt độ: −10°C - 55°C.
- - Sử dụng trong môi trường công nghiệp nặng;
- - Còn hàng trong kho;
Cảm biến áp suất Omron E8CC-B10C
- - Nhiệt độ: −10°C - 55°C.
- - Sử dụng trong môi trường công nghiệp nặng;
- - Còn hàng trong kho;