Hiện nay trong cuộc sống xã hội phát triển nên các ngành vật tự và các thiết bị đo nước như đồng hồ nước, công tắc áp suất, van, đồng hồ áp suất, công tắc dòng chảy được ứng dụng phổ biến trong các môi trường nước, nhiệt độ, khí nén. Được sử dụng trong các tòa nhà chung cư, công trình xây dựng, nhà máy…
Tuy nhiên trong hệ thống đường ống thì áp suất là thứ khó kiểm soát nhất bởi khi nó tăng lên hoặc giảm xuống. Điều này dễ gây ra cho hệ thống các sự cố hỏng hóc. Để kiểm soát các tình trạng này người dùng đã sử dụng thêm thiết bị đó là công tắc áp suất.
Vậy hôm nay công ty hakura chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn tầm quan trọng và công dụng cũng như hoạt động của công tắc áp suất trong hệ thống đường ống và đối với mọi nhà máy sản xuất và công trình xây dựng …
Mục lục bài viết
Một số ứng dụng của công tắc áp suất
Công tắc áp suất hoạt động như một thiết bị đóng ngắt tự động khi áp suất tăng cao hoặc giảm xuống quá mức cho phép.
Công tắc dùng để bảo vệ khi áp suất quá thấp:
Khi áp suất giảm xuống vượt quá giá trị cho phép, rơ le áp suất có nhiệm vụ ngắt điện máy nén khí để bảo vệ và duy trì hoạt động ổn định cho máy và toàn hệ thống đường ống. Hoạt động của rơ le áp lực nước khi ở trạng thái bình thường thì 2 tiếp điểm của rơ le luôn đóng máy hoạt động hoàn toàn bình thường cho đến khi áp suất bị tụt xuống thấp làm cho màng xếp của máy co lại. Do lực của lò xo lớn hơn nên 2 tiếp điểm bị tách ra và ngắt hoạt động của máy. Các bạn chỉ cần ấn nút reset để khởi động lại.
Công tắc áp suất bảo vệ máy khi áp suất cao vượt quá mức giá trị cho phép:
Khi áp suất đã đạt tới giá trị max công tắc sẽ tự động ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn và hạn chế sự cố với máy nén khí và đường ống nước hay nình tích áp. Quy trình làm việc và cấu tạo của rơ le áp lực có 3 tiếp điểm. Khi máy hoạt động trong trạng thái bình thường khi áp suất lên cao tới một giá trị đã được cài đặt sẵn thì màng xếp giãn ra có lực lớn hơn lực căng của lò xo tác động nên các tiếp điểm tách ra dẫn đến ngắt điện máy nén khí.
Kiểm tra công tắc hiệu áp suất dầu máy nén khí:
Đối với các máy trục vít thì áp suất dầu trong các cacte luôn thay đổi vì thế chúng ta cần phải trang bị thêm một công tắc áp suất nén khí để kiểm tra dầu nhằm bảo vệ cho máy hoạt động. Nếu như lượng dầu trong cacte đủ thì rơ le sẽ không có gì thay đổi. Nếu hiệu áp dầu không đủ thì dây điện trở sẽ làm nóng thanh lưỡng kim loại của công tắc làm cho bật ra và ngắt nguồn điện vào máy. Khi đó rơ le áp suất khí sẽ đồng thời cấp mạch để báo lỗi sự cố.
Khi Sử dụng công tắc áp lực cho hệ thống máy nén khí sẽ giúp đảm bảo được khả năng làm việc và an toàn trong quá trình hoạt động và hạn chế các sự cố xảy ra với máy nén khí.
Các bài viết tương tự được nhiều khách hàng quan tâm:
Những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng công tắc áp suất
Một số ưu điểm khi sử dụng công tắc áp suất:
– Công tắc áp suất nước giúp tăng sự ổn định cho các thiết bị, động cơ.
– Đóng ngắt nguồn cho máy bơm khi dòng điện không được ổn định.
– Giúp bơm tăng áp với áp lực lớn, số lượng thiết bị đầu ra nhiều.
Những hạn chế gặp phải khi sử dụng Rơ le áp suất:
– Công tắc không khởi động được do nối dây sai, không có điện hoặc điện áp thấp, vì thế bạn phải kiểm tra điện áp khi hệ thống tăn áp trục trặc.
– Khi đóng các thiết bị đầu ra của máy bơm vẫn hoạt động mà không dừng lại do rơ le áp lực khí bị lỗi mạch hoặc có thể do bạn chọn sai công suất, lúc này bạn phải chọn công tác áp suất khác thay thế.
Như vây, trên đây những chia sẻ về tầm quan trọng của Rơ le áp suất nước mà công ty Hakura chúng tôi xin giới thiệu tới mọi người để có thể tự lựa chọn cho mình một chiếc công tắc áp suất phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng của mình.
Pingback: Cách lắp đặt đồng hồ đo áp suất đạt tiêu chuẩn|Hakura.vn
Pingback: Cấu tạo hoạt động và phân loại chức năng van điện từ|Hakura.vn
Pingback: Hướng dẫn lựa chọn và điều chỉnh công tắc áp suất dễ dàng - Hakura
Pingback: Hậu quả nghiêm trọng khi Bơm tăng áp hoạt động thiếu Công tắc áp suất
Pingback: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo áp suất|Hakura.vn