Van điện từ là một trong những loại van được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và dân dụng gắn liền với việc kiểm soát chất lỏng, khí nén thông qua cơ chế đóng mở. Thế nhưng không phải ai cũng nắm được van điện từ là gì cũng như cấu tạo, nguyên lý của loại valve này.
Bởi vậy, bài viết dưới đây sẽ là những nội dung cần thiết cho bạn để có thể tìm hiểu thêm về valve điện từ. Mời bạn đọc theo dõi nhé.
Mục lục bài viết
Van điện từ là valve gì?
Van điện từ hay còn được gọi là solenoid valve, là thiết bị thông dụng kiểm soát áp lực lưu lượng của chất lỏng và cả khí. Bởi vậy, bạn sẽ còn biết đến valve điện từ với tên gọi nữa là valve điện từ khí nén hay van điều khiển khí nén.
Có phải bạn đang cần tìm kiếm: Nên mua van bướm giá rẻ ở đâu tại Hà Nội? Đừng do dự thêm mà bấm số gọi cho chúng tôi: 0986.746.346 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm van bướm bán chạy nhất ở Hakura nhé.
Valve điện từ khác với các loại van khác ở đặc điểm là cơ chế đóng mở hoàn toàn dựa trên tác động của dòng điện 24V hoặc 220V thông qua cuộn dây sản sinh lực điện từ đúng với tên gọi. Nên bạn thường nhìn thấy các loại van điều khiển khí nén qua ảnh mạng hoặc video có kèm theo đoạn dây bên cạnh là như vậy.
Các bài viết tương tự được nhiều khách hàng quan tâm:
Cấu tạo của van điện từ
Van điện từ xét theo đặc điểm cấu tạo được chia ra làm 2 loại là valve điện từ 2 cửa và valve điện từ 3 cửa.
– Vavle điều khiển khí nén 2 cửa gồm 1 cửa vào và 1 cửa ra, chúng sẽ thay phiên nhau đóng-mở để lưu chất bên trong đường ống chảy bình thường.
– Valve điện từ 3 cửa gồm 1 cửa vào và 2 cửa ra, 2 cửa ra sẽ thay phiên nhau đóng-mở chứ cửa vào không tham gia cơ chế hoạt động nữa, khác với loại van điện từ 2 cửa.
Để bạn dễ hình dung cấu tạo các bộ phận cũng như cơ chế hoạt động như thế nào của valve điện từ, bạn có thể tham khảo bản vẽ lát cắt đứng trong hình dưới đây:
Cấu tạo của van điện từ gồm các bộ phận sau:
(1) Thân valve: thông dụng nhất bằng đồng, ngoài ra còn thiết kế nhựa hay inox, …
(2) Môi chất: phù hợp cho cả chất lỏng (nước, dầu) và khí (gas, khí nén, …)
(3) Đường ống rỗng: trong hình chưa có dòng chất chảy qua
(4) Vỏ ngoài cuộn hít: có tác dụng bảo vệ lõi cuộn dây điện
(5) Cuộn lõi điện hay cuộn dây từ
(6) Phần kết nối với cuộn dây điện bên ngoài
(7) Trục valve làm kín
(8) Lò xo
(9) Khe hở để chất lỏng và khí đi qua.
Bổ sung thêm: Thông tin chi tiết về cấu tạo từng bộ phận valve điện từ và chức năng của chúng trong quá trình hoạt động của van điện từ.
Với cấu tạo như vậy thì van điện từ sẽ hoạt động như thế nào? Mời các bạn theo dõi tiếp phần sau.
Nguyên lý hoạt động của van điện từ
Tất cả các loại van điện từ hiện nay trên thị trường đều hoạt động dựa trên nguyên lý như sau:
Bên trong mỗi chiếc van điện từ đều có 1 cuộn lõi dây điện quấn quanh 1 lõi sắt và 1 lò xo nén giữ lõi sắt này. Mặt khác, chiếc lõi sắt được giữ dưới lớp gioăng cao su. Trong trường hợp không có dòng điện chạy qua thì lò xo giãn ép vào lõi sắt đẩy cửa van đóng.
Còn khi có dòng điện chạy qua cuộn lõi dây, cuộn dây bị nhiễm từ sản sinh ra từ trường tạo thành lực hút lõi sắt, lực từ trường đủ lớn để thắng làm giãn lò xo làm cửa valve mở.
Hầu hết các loại valve điện từ hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý này. Nhưng cũng có một số valve điện từ khác thay thế lõi sắt và lò xo bằng pít tông, cơ chế hoạt động thì tương tự.
Như vậy Công ty Hakura đã trình bày xong cho bạn đọc hiểu rõ: “Van điện từ là gì? Cấu tạo của van điều khiển khí nén và Nguyên lý hoạt động của valve điện từ” Hy vọng với các thông tin trên đã giải đáp và cung cấp những thông tin cần thiết nhất liên quan đến thông số kỹ thuật valve điện từ. Chúc các bạn luôn thành công và đừng quên tiếp tục ủng hộ các thiết bị vật tư ngành nước giá tốt nhất Hà Nội chỉ có Hakura nhé!
Pingback: Phân loại đồng hồ nước gia đình, phòng trọ, khu dân cư, công trình XD
Pingback: Có những thương hiệu, các loại van điện từ nào phổ biến nhất hiện nay?
Pingback: Tầm quan trọng của van xả tràn trong hệ thống PCCC|Hakura.vn