Nắm rõ cấu tạo công tắc áp suất để tránh các sự cố

cấu tạo công tắc áp suất đơn-hakura.vn

Công tắc áp suất được ứng dụng khá phổ biến trong các ngành thiết bị vật tư về nước, máy nén khí các loại và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, các hệ thống đường ống các tòa nhà chung cư cao ốc. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được cách hoạt động và cấu tạo một rơ le áp suất là như thế nào.

Vì thế công ty hakura chúng tôi sẽ có bài viết về cấu tạo của các dòng công tác áp lực để chia sẻ tới mọi người biết và nắm rõ cũng như hiểu biết thêm về công tắc áp lực  nước để có thể mua hoặc sử dụng nó một cách dễ dàng hơn

Cấu tạo của công tắc áp suất đơn

Công tắc áp suất đơn có độ bền cao được làm bằng chất liệu đồng, nhựa hay inox có thể chống ăn mòn, chống gỉ và các tác động phá hoại từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, khí hậu …

Cấu tạo công tắc áp suất đơn - hakura.vn
Cấu tạo công tắc áp suất đơn – hakura.vn

1. Vít đặt áp suất thấp LP;
2. Vít đặt vi sai LP;
3. tay đòn chính;
7. Lò xo chính;
8. Lò xo vi sai;
9. Hộp xếp dãn nở;
10. Đầu nối áp suất thấp;
12. Tiếp điểm;
13. Vít đấu dây điện;
14. Vít nối đất;
15. Lối đưa dây điện vào;
16. Cơ cấu lật để đóng mở tiếp điểm dứt khoát;
18. tấm khóa;
19. Tay đòn;
23. Vấu đỡ;
30. Nút reset; Đối với công tắc áp suất cao;
5. Vít đặt áp suất cao HP;
11. Đầu nối áp suất cao.

Cấu tạo công tắc áp suất kép

Công tắc áp lực dòng chảy hoạt động theo nguyên lý đóng và mở nên khi một áp suất đầu vào được áp dụng vào đáy pít tông. Thì piston này được đẩy lên bởi áp suất đầu vào nên dải lò xo căng dãn có thể được điều chỉnh để nó được nén ở một áp suất hoặc một điểm đặt khi áp suất đã đạt được.

Cấu tạo công tắc áp suất kép - hakura.vn
Cấu tạo công tắc áp suất kép – hakura.vn

1. Vít đặt áp suất thấp (LP);
2. Vít đặt vi sai Δp (LP);
3. Tay đòn chính;
5. Vít đặt áp suất cao (HP);
7. Lò xo chính;
8. Lò xo vi sai;
9. Hộp xếp dãn nở;
10. Đầu nối áp suất thấp;
11. Đầu nối áp suất cao;
12. Tiếp điểm;
13. Vít đấu dây điện;
14. Vít nối đất;
15. Lối luồn dây điện;
16. Cơ cấu lật để đóng mở tiếp điểm nhanh và dứt khoát;
18. Tấm khóa;
19. tay đòn;
30. Nút reset.

Thì thao tác nút di chuyển trên công tắc nhỏ và thay đổi nó đến các tiếp điểm mở bình thường (NO đến C) sẽ đóng và các tiếp điểm bình thường đóng (NC đến C) sẽ mở ra áp lực mà tại đó bộ chuyển đổi vi mô thay đổi được thiết lập bằng cách điều chỉnh nút cài đặt di chuyển nút này điều chỉnh độ căng của dải lò xo.

Cấu tạo nguyên lý hoạt động công tắc áp suất - hakura.vn
Cấu tạo nguyên lý hoạt động công tắc áp suất – hakura.vn

Khi lực áp suất cho tấm là đủ cao để nén các dải lò xo thì tấm áp lực sẽ bắt đầu tăng nếu lực đủ lớn tấm áp lực sẽ tăng lên cho đến khi các tiếp điểm kết nối  khi đó mạch điện bị đóng lại và nguồn điện được cung cấp cho mạch. Sự chuyển động từ cảm biến sẽ kích hoạt một tín hiệu điện bằng cách thay đổi vị trí của các tiếp điểm điện trong công tắc.

Màng chắn thực hiện cơ chế võng xuống được lắp đặt với tấm áp lực. Khi áp suất thấp, không có đủ lực để cuộn hoặc nén lò xo, và mạch điện vẫn mở. Công tắc điện tử (thực hiện việc tắt) là thành phần quan trọng nhất cần thiết cho một công tắc áp suất đơn giản.

Sử dụng công tắc áp suất an toàn dạng Manual Reset là một lựa chọn tiêu chuẩn. Các thiết bị công tắc áp suất này có thể được nối để tạo hoặc phá vỡ một mạch điện hay  mở và đóng khi công tắc không được kích hoạt.

Cấu tạo của role áp lực máy nén khí

Máy nén khí có bộ phận chịu áp lực được quan tâm nhiều bởi có các thiết bị máy nén khí cần được cài đặt ổn định nhất làm cho máy vận hành ổn định. Vậy các công tắc áp suất khí cực kỳ quan trọng.

Câu hỏi là làm sao để điều chỉnh công tác áp suất hay để mức mặc định trong quá trình làm việc của máy có những ưu và nhược điểm riêng.

Sử dụng mức áp suất được cài đặt sẵn:

– Khi mới sử dụng máy nén khí người dùng chưa biết cách tự điều chỉnh áp suất sao cho thích hợp nhất với công việc nên thường để mức giá trị áp suất gần như max theo thiết kế của nhà sản xuất.

– Nếu ta để mức áp suất mặc định như vậy thì sẽ thuận tiện cho việc bổ sung thêm các thiết bị và dụng cụ khí nén khác cho công việc mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

– Nhưng nhược điểm của nó là gây lãng phí, dư thừa so với nhu cầu sử dụng.

Giảm áp suất khí cho phù hợp với nhu cầu thực tế:

Để thấy được ưu điểm của phương pháp này chúng tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể là có một công ty sử dụng một chiếc máy nén khí piston với áp suất yêu cầu nơi sử dụng là từ 5-6 bar. Nhưng áp suất cài đặt ở trạm máy nén là 7-9 bar sau khi nhận thấy áp suất này quá cao so với nhu cầu sử dụng vì thế các công ty đã nghiên cứu và giảm áp suất đi một mức là 0,4 bar.

Vậy nên nhờ có biện pháp này nên các công ty đã tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ. Chính xác là giảm được 2,9% với những công ty và doanh nghiệp sản xuất lớn thì 2,9% là một con số không hề nhỏ giúp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho đầu tư sản xuất.

Như vây, trên đây là những chia sẻ về cấu tạo công tắc áp suất mà công ty Hakura chúng tôi xin giới thiệu tới mọi người để có thể tự lựa chọn cho mình một chiếc công tắc áp suất phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Top các loại công tắc áp suất giá tốt tại Hakura

4 thoughts on “Nắm rõ cấu tạo công tắc áp suất để tránh các sự cố

  1. Pingback: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo áp suất|Hakura.vn

  2. Pingback: Báo giá các loại van công nghiệp - Tư vấn mua valve giá rẻ nhất tại Hà Nội

  3. Pingback: Tầm quan trọng của bàn nâng thủy lực trong doanh nghiệp|Hakura.vn

  4. Pingback: Búa nước giảm chấn có chức năng như thế nào|Hakura.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *